TTO - Bà Dương Thị H.A. (72 tuổi, ngụ P.3, Q.3) bị một đối tượng gọi điện thoại thông báo nợ 8.930.000 đồng tiền cước điện thoại, sau đó lừa lấy của bà khoản tiền lớn.
Ngày 18-11, Công an Q.3 vừa phát đi thông báo cảnh báo đến từng hộ dân hiện đang cư ngụ trên địa bàn thuộc 14 phường của Q.3 về tình trạng “tái diễn thủ đoạn dùng điện thoại giả danh cơ quan pháp luật để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người dân trên địa bàn quận 3”.
Theo thông báo, gần đây ở Q.3 tái diễn các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng điện thoại, các đối tượng gọi điện thoại bàn đến nhà người bị hại thông báo người bị hại còn nợ cước điện thoại.
Các đối tượng còn yêu cầu người bị hại nói chuyện với một số người tự xưng làm việc tại Công an TP Hà Nội và thông báo đang điều tra về người bị hại hoặc người thân của người bị hại do có liên quan đến các đường dây rửa tiền, lừa đảo, buôn bán ma túy…
Ngay sau đó, các đối tượng này nối máy cho người bị hại nói chuyện với “sếp” của mình. Vị “sếp” này yêu cầu người bị hại chuyển một số tiền lớn vào tài khoản của một người (tự xưng là công an) để xác minh, nếu không liên quan sẽ hoàn trả tiền.
Sau khi chuyển tiền xong, người bị hại mới phát hiện biết mình bị lừa và đến công an trình báo, nhờ ngân hàng phong tỏa tài khoản thì đã chậm vì các đối tượng đã vét sạch tiền trong tài khoản.
Gần đây Công an Q.3 đã tiếp nhận một số vụ lừa đảo bằng hình thức nêu trên, cụ thể khoảng 8g ngày 12-11, bà Dương Thị H.A. (72 tuổi, ngụ P.3, Q.3) bị một đối tượng gọi điện thoại thông báo nợ 8.930.000 đồng tiền cước điện thoại. Sau đó hướng dẫn bà H.A. gọi điện thoại đến số tổng đài viên để tổng đài cho số Công an TP Hà Nội.
Khi được cho số, bà H.A. gọi vào số điện thoại do tổng đài “ma” nêu trên cung cấp thì bà H.A nói chuyện với một người tự xưng là thiếu tá Hùng, làm việc ở Công an TP Hà Nội.
Vị “thiếu tá” giả mạo này đã thông báo cho bà H.A. là hồ sơ ngân hàng của bà đã bị một kẻ gian lấy cắp và bán cho một người khác khai thác thông tin.
“Thiếu tá” Hùng đã hướng dẫn bà H.A. phải gửi tiền vào tài khoản của một người tên Nguyễn Tam Quyết, ở Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (P.5, Q.3) và người này hẹn chuyển trả tiền cho bà H.A. vào sáng 13-11.
Đến 10g ngày 12-11, bà H.A. đã rút hơn 46 triệu đồng và gửi vào tài khoản trên. Đến 13g ngày 12-11, một người đàn ông tên Kiên gọi điện thoại yêu cầu bà H.A. chuyển thêm 46 triệu đồng vào một tài khoản tại Ngân hàng VIB (ở P.Bến Thành, Q.1). Đến tối bà H.A. nghi ngờ bị lừa tiền nên đã trình báo Công an P.5 (Q.3).
Trương tự, ngày 9-11, ông Nguyễn B. (59 tuổi, ngụ P.2, Q.3) cũng đã bị một số đối tượng sử dụng điện thoại lừa lấy số tiền lên đến 800 triệu đồng cũng với thủ đoạn nêu trên.
Vạch trần các chiêu thức lừa đảo với cấp độ bình dân hằng ngày, dễ học, dễ hiểu cập nhật liên tục cho mọi đối tượng
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tin Mới Nhất
Cảnh Báo Dịch Vụ Mua Hàng Mỹ Phẩm Chính Hãng Của Nguyễn Bá Minh Lừa Đảo Bán Hàng Bịp Bợm Hàng Fake
Shop Mỹ Phẩm & Làm Đẹp Minh Nguyễn ( Nguyễn Bá Minh ) Nguyễn Bá Minh FB Page: Beauty, cosmetic & personal care https://www.facebook....
Tin Nổi Bật
-
Trước đó chúng tôi đã thu thập chứng cứ bóc phốt tên Đỗ Thanh Hải ( tức Hải Hí, nick khác Nguyễn Thị Bé, Thị Bé Bất Hối ) trong bài viết nà...
-
Cảnh Báo Tên Đỗ Thanh Hải ( tự Hải Hí ) Nick Giả Nguyễn Thị Bé Lừa Đảo Dụ Đầu Tư Chứng Khoán Hiện trong facebook đã có ít nhất 10 người tố ...
-
Kịch bản chung của bọn này là giả gái Trung Quốc, Đài Loan, Hongkong, Singapore, Philippines tại TPHCM hoặc Hà Nội lân la làm quen kết bạn q...
-
Iker Phương là ai? Iker Phương tên thật là Hồ Ngọc Phương, sinh năm 1985 (36 tuổi), quê ở vùng bưởi Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Nicknam...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét